C/O là gì? C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một trong những chứng từ quan trọng để doanh nghiệp có thể xuất nhập khẩu hàng hóa thành công. Bài viết này, Hiệp Phước Express sẽ giải thích chi tiết về tác dụng, nội dung cơ bản và một số lưu ý khi làm giấy C/O.
Khái niệm C/O là gì?
C/O là viết tắt của cụm từ Certificate of Origin nghĩa là giấy chứng nhận xuất xứ và nguồn gốc của hàng hóa. Thông thường chứng từ này được cấp do các cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia xuất khẩu để biết được loại mặt hàng này là do nước hoặc nhóm nước nào sản xuất, chứng minh rằng hàng hóa này hợp pháp về thuế quan và các quy định về xuất xứ của nước xuất khẩu và nhập khẩu.
Những mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO phổ biến
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu C/O phổ biến như:
C/O phổ biến và hay sử dụng
- C/O form A: Chứng nhận cho hàng hóa được xuất khẩu qua các nước mà cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
- C/O form B: Chứng nhận xuất xứ cho cá lô hàng được xuất khẩu đi các quốc qua không ưu đãi.
C/O trong ASEAN và đối tác FTA liên quan
- C/O form D: Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho hàng xuất khẩu qua các nước ASEAN thuộc vào diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEP.
- C/O form E: Chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa được xuất khẩu qua Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN, hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).
- C/O form AK: Chứng nhận nguồn gốc cho lô hàng được hưởng ưu đãi về thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN + 2) khi xuất khẩu sang Hàn Quốc và ngược lại cùng các nước ASEAN.
- C/O form AJ: Chứng nhận xuất xứ cho lô hàng được hưởng ưu đãi về thuế theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN + 3) khi xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước ASEAN.
- C/O form AI (ASEAN – Ấn Độ): Chứng nhận nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu từ các nước ASEAN sang Ấn Độ theo hiệp định ASEAN – Ấn Độ.
- C/O form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand): Giấy chứng nhận xuất xứ dành cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước ASEAN sang Australia (Úc) và New Zealand trong hiệp định AANZFTA.
C/O song phương của Việt Nam với các nước xuất nhập khẩu
- C/O form S: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Lào mà kiện hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.
- C/O form VJ: Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp định Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA).
- C/O form VC (Việt Nam – Chile): Chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu sang Chile theo Hiệp định Việt Nam – Chile.
- C/O form Mexico hay Anexo III: Chứng nhận nguồn gốc cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của quốc gia này.
- C/O form Venezuela: Chứng nhận xuất xứ áp dụng cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.
- C/O form Peru: Áp dụng cho ngành giày dép xuất khẩu sang đất nước Peru.
C/O đa phương (toàn cầu)
C/O form GSTP: Chứng nhận nguồn gốc cho kiện hàng xuất khẩu qua các quốc gia có trong hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng thuế GSTP.
C/O ngành hàng đặc thù
- C/O form ICO: Chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa là cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam mang đi xuất khẩu sang các quốc gia theo quy định của ICO (Tổ chức cà phê quốc tế).
- C/O form Textile hay C/O form T: Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.
Tác dụng giấy chứng nhận xuất xứ C/O trong xuất nhập khẩu
Vậy tác dụng của C/O là gì? Trong xuất nhập khẩu thì giấy chứng nhận xuất xứ thường sẽ có mục đích:
- Ưu đãi thuế quan: Giúp xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa để phân biệt hàng nhập khẩu nào được hưởng ưu đãi thuế quan theo các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia.
- Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ cấp: Khi hàng hóa của một nước bị bán phá giá trong thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ sẽ giúp thực hiện các hành động chống phá giá và áp dụng thuế chống trợ cấp hiệu quả.
- Thống kê thương mại và quản lý hạn ngạch: Xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa sẽ giúp việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại cho từng quốc gia hoặc từng khu vực dễ dàng hơn.
- Xúc tiến thương mại: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) còn giúp thúc đẩy các hoạt động thương mại bằng cách hỗ trợ tạo điều kiện cho hàng hóa tiếp cận ra thị trường quốc tế. Đối với người bán, C/O giúp hoàn thành các thủ tục hải quan nhằm đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện để xuất khẩu. Còn đối với nhà nước, C/O sẽ giúp thông kê thương mại từ đó áp dụng các chính sách ưu đãi hợp lý.
Cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
Hiện nay tại Việt Nam các đơn vị cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O bao gồm:
- Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI): Cấp các C/O Form A, B, ANZZ, GSTP, Anexo III.
- Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương: Cấp C/O form A, D, E, AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S.
- Các ban quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp được Bộ Công Thương ủy quyền.
Nội dung cơ bản của giấy chứng nhận Certificate of Origin
Một chứng nhận xuất xứ hàng hóa Certificate of Origin thường sẽ có những nội dung cơ bản sau đây:
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O.
- Thông tin bên bán và bên nhận hàng như tên, địa chỉ,…
- Thông tin về hàng hóa như tên, bao bì, nhãn mác đóng gói, ký hiệu của hàng hóa chuẩn bị gửi.
- Các thông tin về xuất xứ hàng hóa như quốc gia xuất xứ của hàng hóa.
- Thông tin về phương thức vận tải đang được áp dụng cho lô hàng.
- Đóng dấu mộc, thông tin đơn vị cấp, ngày tháng năm và chữ ký.
Quy trình và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận C/O
Để có được giấy chứng nhận xuất xứ C/O, doanh nghiệp và cá nhân cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thương nhân (chỉ dành cho doanh nghiệp lần đầu xin C/O)
Cần chuẩn bị một số giấy tờ như:
- Hồ sơ gồm có bộ hồ sơ thương nhân (theo mẫu VCCI).
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Bản sao giấy đăng ký mã số thuế.
Sau đó đem nộp trực tiếp tại VCCI hoặc có thể nộp trực tuyến qua hệ thống của VCCI.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để xin cấp C/O
- Chuẩn bị đơn xin cấp Certificate of Origin: Điền đầy đủ thông tin đúng quy định theo mẫu, đảm bảo có chữ ký của người có thẩm quyền tại doanh nghiệp.
- Mẫu C/O: Chọn loại mẫu C/O phù hợp với loại hàng hóa và quốc gia muốn xuất khẩu, sau đó khai báo các thông tin chính xác và đầy đủ bằng tiếng Anh.
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Bản gốc do doanh nghiệp phát hành, phải có đầy đủ thông tin về hàng hóa, giá trị, điều kiện giao hàng.
- Tờ khai hải quan: Chuẩn bị bản sao có dấu đỏ, chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “sao y bản chính”.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Sau khi đã điền xong bạn sẽ nộp trực tiếp tại bộ phận C/O của VCCI hoặc nộp trực tuyến qua VCCI.
Bước 4: Xử lý và cấp C/O
Khi nhân được hồ sơ, VCCI sẽ tiến hành đánh giá và thẩm định. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì doanh nghiệp sẽ được cấp C/O. Thời gian để cấp C/O thường mất từ 1-2 ngày làm việc.
Lưu ý khi xin và làm giấy chứng nhận xuất xứ
Một số điều khi lập giấy chứng nhận xuất xứ C/O mà bạn cần lưu ý để tránh sai sót:
- Khai báo đầy đủ và chính xác các thông tin về xuất xứ hàng hóa.
- Các giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Certificate of Origin kể cả bản chính hay bản sao đều phải có dấu mộc và chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.
- Khi được cấp chứng nhận C/O hãy rà soát lại các thông tin nếu phát hiện sai sót hãy liên hệ lại VCCI để được sửa chữa nhanh nhất.
- Tùy từng loại mặt hàng và quốc gia sẽ xuất khẩu mà hồ sơ cần có thêm các giấy tờ khác như: Phiếu đóng gói, tờ khai hải quan, giấy phép xuất khẩu, hợp đồng mua bán, mẫu nguyên, … Do đó bạn nên liên hệ VCCI để được tư vấn chi tiết.
Qua các thông tin trên mà Công ty TNHH TMDV XNK Hiệp Phước đã chia sẻ mong rằng đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi C/O là gì và tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ trong xuất nhập khẩu. Hãy theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm về các kiến thức logistics khác nhé.
Tham khảo thêm các thuật ngữ trong XNK khác:
- Fulfillment là gì? Lợi ích của dịch vụ
- Commercial Invoice là gì? Một số MẪU tham khảo