Tiểu ngạch là gì? Rủi ro & thủ tục khi xuất nhập khẩu

tiểu ngạch quan trọng như thế nào trong xuất nhập khẩu

Bạn muốn xuất khẩu hàng nhanh chóng với chi phí thấp nhưng không rõ tiểu ngạch là gì và có rủi ro gì? Đây là phương thức giao thương phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu. Trong bài viết này, Hiệp Phước Express sẽ giúp bạn hiểu rõ về tiểu ngạch và chính ngạch là gì, so sánh với chính ngạch và đưa ra giải pháp vận chuyển an toàn nhất!

tiểu ngạch quan trọng như thế nào trong xuất nhập khẩu

Tiểu ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch là gì

tiểu ngạch là gì

Tiểu ngạch là hình thức giao thương giữa hai quốc gia nhưng diễn ra ở quy mô nhỏ, chủ yếu tại các khu vực biên giới. Giao dịch tiểu ngạch thường được thực hiện qua các cửa khẩu phụ hoặc lối mòn biên giới với thủ tục đơn giản hơn so với chính ngạch, giúp hàng hóa lưu thông nhanh chóng mà không cần nhiều giấy tờ pháp lý phức tạp.

  • Hàng tiểu ngạch là gì

Hàng tiểu ngạch là những mặt hàng được nhập khẩu hoặc xuất khẩu thông qua phương thức giao thương biên mậu, tức là không yêu cầu hợp đồng mua bán quốc tế đầy đủ như chính ngạch. Tuy nhiên, các loại hàng hóa này vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật về thương mại biên giới và có thể chịu sự kiểm soát nhất định từ cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn và hợp lệ.

  • Xuất khẩu tiểu ngạch là gì

Xuất khẩu tiểu ngạch là hình thức đưa hàng hóa ra nước ngoài thông qua giao dịch biên mậu, tức là buôn bán xuyên biên giới nhưng không thông qua hợp đồng ngoại thương chính thức. Hình thức này thường phổ biến giữa cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ tại các khu vực giáp ranh giữa hai quốc gia. Do không có sự bảo hộ chặt chẽ như chính ngạch, xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn một số rủi ro như thay đổi chính sách nhập khẩu, khó khăn trong khâu thanh toán hoặc kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Ưu và nhược điểm của xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Những ưu và nhược điểm của xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Ưu điểm:

  • Thủ tục đơn giản, không yêu cầu hợp đồng thương mại quốc tế: Tiểu ngạch không cần đến các hợp đồng thương mại phức tạp, không phải tuân theo các quy định chặt chẽ của luật thương mại quốc tế. Doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng thực hiện giao dịch mà không mất nhiều thời gian chuẩn bị hồ sơ pháp lý.
  • Ít chi phí hải quan và thuế, giúp giảm chi phí vận chuyển: Do không phải thực hiện các thủ tục thông quan phức tạp, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí liên quan đến hải quan và thuế nhập khẩu.
  • Dễ dàng đưa hàng sang các nước lân cận: Việc vận chuyển hàng hóa sang các nước láng giềng như Campuchia, Myanmar, Thái lan,.. và 200 quốc gia khác. Vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ các lối mòn biên giới ngắn nên giúp giảm bớt thời gian vận chuyển.
  • Hàng hóa được lưu thông nhanh chóng mà không qua nhiều quy trình kiểm định: Do không chịu sự giám sát chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng hoặc kiểm tra nghiêm ngặt của cơ quan quản lý nhà nước, hàng hóa có thể nhanh chóng lưu thông từ nước này sang nước khác. Điều này đặc biệt có lợi với các mặt hàng có tính thời vụ cao như nông sản, thực phẩm tươi sống hoặc hàng tiêu dùng phổ thông.

Nhược điểm:

  • Không có hợp đồng chính thức, khó bảo vệ quyền lợi khi xảy ra vấn đề: Do không có văn bản pháp lý ràng buộc giữa hai bên, nếu xảy ra tranh chấp về chất lượng hàng hóa, giá cả hoặc các điều khoản thanh toán, rất khó để giải quyết bằng pháp luật. Người mua và người bán đều phải chấp nhận rủi ro khi giao dịch.
  • Dễ gặp rủi ro khi thanh toán do không có sự bảo lãnh tài chính: Việc thanh toán chủ yếu dựa trên sự tin tưởng giữa hai bên mà không có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Điều này có thể dẫn đến tình trạng không nhận được tiền hàng hoặc không nhận được hàng đúng như cam kết.
  • Số lượng bị hạn chế, chỉ áp dụng cho một số mặt hàng nhất định: Không phải tất cả các loại hàng hóa đều có thể trao đổi theo hình thức này. Nó chỉ phù hợp với các mặt hàng tiêu dùng phổ thông, nông sản, thủ công mỹ nghệ hoặc các sản phẩm có giá trị thấp.
  • Hàng kém chất lượng, trà trộn hàng giả, khó kiểm soát: Do không chịu sự kiểm soát của cơ quan chức năng, hàng hóa dễ bị làm giả, kém chất lượng hoặc không đúng tiêu chuẩn.

Điểm khác biệt giữa tiểu ngạch và chính ngạch

Sự khác nhau giữa xuất nhập khẩu tiểu ngạc và chính ngạch

Khi lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Dưới đây là những điểm khác biệt quan trọng giữa hai hình thức này:

Tiêu chíXuất nhập khẩu tiểu ngạchXuất nhập khẩu chính ngạch
Hình thức vận chuyểnChủ yếu bằng đường bộ, hàng hóa được chuyển qua các cửa khẩu phụ. Hàng hóa được vận chuyển qua cửa khẩu lớn, đường biển, hàng không được đóng trong các container đảm bảo chất lượng.
Hàng hóaGiá trị thấp, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng như nông sản, mỹ phẩm quần áo,..Chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bao gồm cả hàng hóa dễ vỡ, dễ hư hỏng
Giá trị giao dịchGiới hạn số lượng hàng theo quy định của pháp luật chỉ vận chuyển được số lượng nhỏ.Không giới hạn số lượng, doanh nghiệp có thể nhập khẩu hàng với giá trị lớn.
Thủ tục và thuếChỉ cần các thủ tục đơn giản đã được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thuế thấp, ít phí hải quan.Yêu cầu giấy tờ như hợp đồng, hóa đơn, tờ khai hải quan, kiểm định, chất lượng,…
Rủi roKhông có hợp đồng chính thức, dễ gặp rủi ro về thanh toán, chất lượng hàng khó kiểm soátHợp đồng rõ ràng, quyền lợi được bảo vệ, hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ.

Doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức nào cho phù hợp?

Việc lựa chọn giữa hình thức tiểu ngạch hay chính ngạch phụ thuộc vào loại hàng hóa và số lượng bạn muốn nhập khẩu.

  • Nếu cần giao dịch nhanh, linh hoạt với chi phí thấp, tiểu ngạch là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, cần cân nhắc rủi ro về pháp lý và thanh toán.
  • Nếu muốn kinh doanh lâu dài, an toàn và hợp pháp, xuất nhập khẩu chính ngạch là lựa chọn tối ưu hơn, dù chi phí cao hơn và yêu cầu nhiều thủ tục hơn.

Các thủ tục cần biết khi xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Những thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch tưởng đơn giản, nhưng nếu không nắm rõ thủ tục, rất dễ gặp rắc rối. Sau đây là những bước quan trọng cần nắm để hàng hóa được thông qua thuận lợi.

Khai báo hải quan:

  • Kê khai danh mục hàng hóa, số lượng và giá trị.
  • Xuất trình giấy tờ liên quan để hải quan kiểm tra.
  • Chờ xét duyệt và đóng thuế (nếu có).

Hồ sơ, chứng từ cần thiết:

  • Tờ khai hải quan (mẫu HQ7A, HQ7B).
  • Giấy chứng minh cư dân biên giới hoặc giấy phép kinh doanh nếu là tổ chức.
  • Danh sách hàng hóa chi tiết (số lượng, chủng loại, giá trị).
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm định chất lượng (nếu mặt hàng yêu cầu kiểm soát đặc biệt).
  • Chứng từ thanh toán (hóa đơn hoặc giấy xác nhận giao dịch nếu có).

Cùng chủ đề giải đáp thắc mắc về XNK, bạn có thể xem thêm bài viết về chứng nhận C/O là gì.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ không chỉ giúp hàng hóa thông qua dễ dàng mà còn tránh những rủi ro không đáng.

Rủi Ro Khi Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch

Những vấn đề lo ngại về xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Hiện nay, xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch ngày càng không phù hợp với thị trường do nhiều những lo ngại tiềm ẩn:

  • Hàng hóa không đảm bảo an toàn: Hàng tiểu ngạch thường được vận chuyển không đi qua cửa khẩu chính thức, không có hệ thống kiểm soát chuyên nghiệp. Do đó, hàng dễ bị hư hỏng, thất lạc thậm chí lô hàng bị hư hại toàn bộ, không sử dụng được.
  • Khó kiểm soát chất lượng: Dễ bị trà trộn, đánh đổi với hàng giả, hàng kém chất lượng tại quy trình kiểm tra trải qua không nghiêm ngặt
  • Quyền lợi các bên không được đảm bảo: Việc trao đổi mua bán bằng hình thức tiểu ngạch thường không có hợp đồng rõ ràng, mau bán hai bên không chỉ thỏa thuận bằng miệng. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên khó bảo vệ quyền lợi.

Giải Pháp Tối Ưu Khi Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch

Đơn vị hỗ trợ các thủ tục dịch vụ xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch có thể là một lựa chọn linh hoạt, tiết kiệm và nhanh chóng, nhưng không cẩn thận, rủi ro cũng không hề nhỏ. Dưới đây là một số giải pháp giúp các doanh nghiệp tối ưu về hình thức này:

Mặc dù tiểu ngạch ít yêu cầu hơn về chính ngạch nhưng việc có hóa đơn sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn khi có bất kỳ kiểm tra nào xảy ra.

Đừng vì thủ tục đơn giản mà bỏ qua chất lượng. Hãy đảm bảo hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, tránh rủi ro bị trả hàng hoặc thu giữ.

Việc giao hàng không chỉ nhanh mà còn phải an toàn. Nếu không muốn gặp tình trạng mất hàng, hư hỏng, hãy làm việc với đơn vị có kinh nghiệm.

Hiệp Phước Express – Hỗ trợ thủ tục hải quan và gửi hàng đi quốc tế

Hiệp Phước Express chuyên hỗ trợ nhận gửi hàng đi quốc tế và hỗ trợ thủ tục hải quan, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và nhanh chóng với chi phí tối ưu. Chúng tôi giúp khách hàng hoàn  thiện các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia, Myanmar, Thái lan,… và nhiều quốc gia khác.

Như vậy, Hiệp Phước Express đã giải thích chi tiết tiểu ngạch là gì, ưu nhược điểm của phương thức này và các thủ tục cần thiết khi nhập khẩu qua biên giới. Hy vọng bài viết mang đến thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ về hình thức này.