Bạn đang có nhu cầu gửi hàng hóa sang Myanmar bằng đường biển để tiết kiệm chi phí? Cùng Hiệp Phước Express tìm hiểu ngay danh sách cảng biển tại Myanmar chi tiết dưới đây để quá trình vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Myanmar trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn bạn nhé.
Giới thiệu tổng quan về các cảng biển tại Myanmar
Myanmar là đất nước có diện tích lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam, với đường bờ biển dài hơn 2.000 km trải dài dọc vịnh Ben-gan và biển An-da-man.
Sở hữu đường bờ biển dài với 9 cảng biển khác nhau, tuy nhiên phần lớn sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ở Myanmar được tiếp nhận chủ yếu ở cảng Yangon. Các cảng còn lại có quy mô trung bình và nhỏ, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển.
Với sự phát triển của nền kinh tế biển, Myanmar cũng đang có nhiều kế hoạch để tập trung đầu tư vào việc xây dựng và mở rộng các cảng nước sâu, đáp ứng nhu cầu vận chuyển xuyên biên giới ngày không ngừng tăng cao.
Chi tiết danh sách các cảng biển tại Myanmar 2024
Mặc dù Myanmar có tổng cộng đến 9 cảng biển lớn nhỏ, tuy nhiên phần lớn tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu đến từ 6 cảng biển chính sau đây:
Cảng Yangon (RGN)
Vị trí địa lý:
Cảng Yangon thuộc thành phố cùng tên là Yangon – thành phố lớn nhất của Myanmar, với tọa độ khoảng 16 độ vĩ Bắc và 96 độ kinh Đông. Cảng này nằm trên bờ sông Yangon, cách trung tâm thành phố khoảng 0.5km và gần sân bay quốc tế Yangon.
Đặc điểm nổi bật:
Trong danh sách cảng biển tại Myanmar hiện tại thì Yangon được xem là cảng biển lớn nhất vì nó xử lý đến khoảng 90% hoạt động xuất nhập khẩu của Myanmar. Cảng có sức chứa các tàu có tải trọng tư 15.000 – 20.000 DWT và cũng đang có kế hoạch nâng cấp tải trọng lên đến 35.000 DWT.
Cảng Yangon được chia thành 2 cảng khác gồm:
- Thilawa – cảng quốc tế của Myanmar chuyên sử dụng tàu RoRo để vận chuyển ô tô từ các nhà máy gần đó.
- Khu vực còn lại là cảng Yangon cũ có thể tiếp nhận các tàu có chiều dài khoảng 167m với tải trọng 15000 DWT.
Ngoài ra, Myanmar cũng đang có kế hoạch xây dựng nâng cấp thêm các cảng nhỏ lân cận nhằm mục đích giảm bớt tình trạng trạng quá tải cho cảng Yangon và Thilawa.
Thời gian vận chuyển:
- Tại TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo các tuyến vận chuyển phổ biến từ cảng Cát Lái đến cảng Yangon mất khoảng 6-9 ngày.
- Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng thời gian trên được tính trong điều kiện lý tưởng. Còn tùy vào tình hình thực tế về độ dài tuyến vận chuyển, điều kiện thời tiết và loại tàu vận chuyển mà sẽ có mức chênh lệch khác nhau.
- Các tuyến vận chuyển phổ biến từ Việt Nam đến cảng Yangon thường sẽ đi qua các cảng trung chuyển tại Singapore trước khi vào đến Myanmar.
Cảng Thilawa (MITT)
Vị trí địa lý:
- Cảng Thilawa nằm ở phía nam, cách trung tâm thành phố Yangon khoảng 16km. Cảng biển này có vị trí chiến lược bên cạnh đặc khu kinh tế Thilawa do một công ty liên doanh Nhật Bản phát triển.
- Cảng Thilawa được xem là có vị trí rất thích hợp trong mạng lưới giao thông đường biển của Myanmar.
Đặc điểm nổi bật:
- Cảng Thilawa thuộc sở hữu của công ty Hong Kong – Hutchison Port Holdings và thuộc quản lý của nhà nước. Cảng này có khả năng tiếp nhận tàu với trọng tải lên đến 20.000 tấn với mớn nước 10m.
- Thông tin từ Wiki cho biết, cảng Thilawa có thể phục vụ khoảng 7.300 tàu mỗi năm và vừa được mở rộng vào đầu năm 2020. Thilawa được xem là một trong hai cảng chính cùng với cảng Yangon.
Thời gian vận chuyển:
- Thời gian vận tải đường biển từ TP. Hồ Chí Minh – Thilawa khoảng 7-9 ngày.
- Thời gian vận tải đường biển từ Hải Phòng – Thilawa khoảng 18 ngày.
Công ty vận chuyển quốc tế Hiệp Phước là đơn vị uy tín với nhiều năm kinh nghiệm chuyên tuyến Việt Nam – Myanmar mà bạn có thể an tâm lựa chọn
Cảng Kyaukpyu
Vị trí địa lý:
- Cảng Kyaukpyu nằm về phía tây của bang Rakhine (Myanmar), hướng ra Vịnh Bengal. Nó có vị trí chiến lược quan trọng giúp kết nối trực tiếp Côn Minh – thủ phủ của tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
- Cảng Kyaukpyu được xem điểm cực Nam của Hành lang kinh tế Trung Quốc-Myanmar (CMEC) có chiều dài 1.700 km khi hoàn thành.
Đặc điểm nổi bật:
Cảng Kyaukpyu thuộc sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (BRI) của Trung Quốc. Đây là một cảng nước sâu, được thiết kế để xử lý hàng triệu container hàng hóa mỗi năm và phục vụ như một trung tâm chuyển tải quan trọng cho thương mại khu vực.
Theo tờ The Irrawaddy cho biết phía Myanmar nắm giữ ba mươi phần trăm sáng kiến của dự án này và do Tập đoàn CITIC đứng đầu. Mặc dù thông tin cụ thể về thỏa thuận giữa 2 quốc gia không được tiết lộ, song một số nhà quan chức đã đưa ra giả thuyết rằng điều này xuất phát từ ý đồ của Trung Quốc.
Thời gian vận chuyển:
- Tuyến vận tải biển từ Hồ Chí Minh – Kyaukpyu dao động 15-16 ngày.
- Tuyến vận tải biển từ Hải Phòng – Kyaukpyu khoảng 24 ngày.
Sittwe (AKY)
Vị trí địa lý:
- Cảng Sittwe được xây dựng vào năm 2016, nằm ở bang Rakhine của đất nước Myanmar. Cảng được phát triển theo thỏa thuận giữa Ấn Độ và Myanmar về việc xây dựng và vận hành một cơ sở vận tải quá cảnh đa phương thức trên Sông Kaladan.
- Đây là một cảng nước sâu đóng vai trò là cửa ngõ hàng hải, tăng cường thương mại và kết nối giữa 2 nước Ấn Độ và Myanmar.
Đặc điểm nổi bật:
- Cảng có trị giá 120 triệu đô nhằm mục đích kết nối cảng Kolkata phía đông Ấn Độ với cảng Sittwe (Myanmar) bằng đường biển, đồng thời góp phần thúc đẩy vào sự phát triển kinh tế khu vực bang Rakhine của Myanmar.
- Bên cạnh đó, việc xây dựng cảng Sittwe cũng giúp việc vận chuyển hàng hóa giữa bang Kolkata của Ấn Độ đến các khu vực khác trở nên thuận lợi hơn. Cụ thể, theo một tuyên bố chính thức được tờ IndiaToday của Ấn Độ đưa tin, cảng Sittwe có thể giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển đến 50%.
Thời gian vận chuyển:
Tuyến vận tải biển từ Hồ Chí Minh đi Sittwe từ 8-12 ngày.
Ngoài hình thức vận chuyển bằng đường thủy, bạn có thể rút ngắn thời gian gửi hàng sang Myanmar bằng đường hàng không hoặc đường bộ
Moulmein (MNU)
Vị trí địa lý:
Cảng Moulmein hay còn gọi là cảng Mawlamyine, nằm trên dòng sông Thanlwin khoảng 28 hải lý về phía đất liền và cách Yangon khoảng 300km.
Đặc điểm nổi bật:
- Đây là cảng biển có vai trò kết nối thành phố Mawlamyine với các thị trấn trên sông Thanlwin.
- Cảng chủ yếu xử lý các hàng hóa như lúc gạo, nhiên liệu, xi măng và hàng hóa tổng hợp nói chung.
- Cảng Moulmein có thể tiếp nhận các tàu có chiều dài 70m với mớn nước tối đa 4.5m.
Thời gian vận chuyển:
Tuyến vận tải đường biển từ Hồ Chí Minh đi Moulmein dao động từ 7-10 ngày.
Bassein (BSX)
Vị trí địa lý:
Nằm cuối trong danh sách cảng biển tại Myanmar 2024, cảng Bassein hay còn gọi là Pathein (tên gọi cũ) nằm ở vùng Ayeyarwady của Myanmar, tọa lạc trên dòng sông Bassein, cách cửa sông khoảng 121km.
Đặc điểm nổi bật:
- Bassein là cảng thương mại có quy mô nhỏ. Các mặt hàng xuất khẩu chính tại cảng này là gạo và các sản phẩm gỗ, còn tỷ trọng nhập khẩu thì không đáng kể.
- Cảng có khả năng tiếp nhận các tàu có chiều dài tối đa 143m với tải trọng 13.000 DWT.
Thời gian vận chuyển:
Tuyến vận tải đường biển từ Hồ Chí Minh đi Bassein dao động từ 7-10 ngày.
Nếu bạn đang có nhu cầu gửi quần áo, điện thoại laptop, các loại thực phẩm chức năng qua Myanmar thì có thể tham khảo thêm dịch vụ chuyển phát hàng hóa xách tay sang Myanmar uy tín an toàn
Việc nắm được danh sách cảng biển tại Myanmar sẽ giúp quá trình gửi hàng đi Myanmar của bạn trở nên thuận lợi và nhanh chóng. Qua những thông tin về các cảng biển của Myanmar mà Hiệp Phước đã chia sẻ ở trên, mong rằng sẽ giúp giải đáp được những thắc mắc cho bạn. Gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 0933 770 995 nếu bạn cần giải đáp thêm thông tin nhé.