Thủ tục gửi hàng hóa bằng tàu hỏa

Hiện nay, gửi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là một hình thức vận chuyển được nhiều người lựa chọn. Vậy thủ tục gửi hàng bằng tàu hỏa như thế nào? Trong bài viết sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề trên.

Vì sao gửi hàng bằng tàu hỏa lại được nhiều người lựa chọn?

Đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 3.143km gồm có 15 tuyến chính và nhánh đi qua 35 tỉnh phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong suốt một nửa thế kỉ, tàu hỏa là hình thức chuyển hàng xa phổ biến nhất ở nước ta. Ngày nay, hình thức vận tải đường sắt này vẫn được nhiều người lựa chọn vì các lý do sau:
+ Tải trọng lớn và đa dạng:
Tàu hỏa có khoang riêng để chở hàng với kích thước và tải trọng đa dạng. Đo đó, bạn có thể gửi nhiều loại hàng từ 0,5 – 1000 kg.
+ Giá cước vận tải ổn định và thấp:
Tàu hỏa đang hoạt bởi sự quản lý 100% nhà nước nên giá thành luôn được điều chỉnh theo hướng có lợi cho người dùng. Giá cước vận tải bằng tàu hỏa không bị thay đổi theo những biến động kinh tế thị trường.
+ Trách nhiệm và có cam kết rõ ràng:
Vận tải đường sắt là một cơ quan nhà nước nên trách nhiệm, tính pháp nhân luôn rõ ràng, minh bạch. Bạn có thể khiếu nại khi xảy ra sự cố vận tải mà không lo bị “xù” như các nhà xe.
+ Chất lượng vận tải đảm bảo nhất:
Tàu hỏa là hình thức giao thông có mức độ an toàn cao nhất. Số lượng tai nạn tàu hỏa luôn ít nhất. Do chạy trên hệ thống đường ray bằng phẳng nên hàng hóa của bạn sẽ tránh được những va chạm gây trầy xước.

Thủ tục gửi hàng bằng tàu hỏa gồm những bước nào?

Bước 1: Chủ hàng đem hàng đến phòng kí gửi hàng hóa của các nhà ga tại 35 tỉnh thành phố.
Bước 2: Nhân viên chức năng sẽ tiến hành kiểm tra trạng thái bao, kiện, xăng còn trong xe…
Bước 3: Cân đo hàng để xác định trong lượng và tính giá.
Bước 4: Khách hàng thanh toán tiền công, tiền bốc xếp, cước vận chuyển.
Bước 5: Nếu hàng được gửi cùng hành khách trên chuyến tàu thì chủ hàng nhận vé gửi hành lý, bao gửi. Nếu hàng được gửi riêng thì chủ hàng nhận biên lai.
Thủ tục nhận hàng bằng tàu hỏa gồm những bước nào?
– Xuất trình, CMND, bản A hoặc bản D. Nếu nhận hàng thay phải có giấy ủy quyền hoặc có giấy giới thiệu xác nhận của địa phương hoặc cơ quan.
– Ký tên vào sổ nhận hàng.
– Trả tiền công bốc xếp.
– Nếu hàng đi cùng khách trên chuyến thì xuất trình vé gửi hành lý.
Những loại hàng mà tàu hỏa không nhận chuyên chở
– Kiện hàng dài quá 2.5m, thể tích quá 0.5m2, trọng lượng quá 75kg.
– Chất nổ, chất dễ cháy, chất phóng xạ….
– Tử thi, hài cốt, vật chất hôi thối làm dơ bẩn và hư hỏng hàng hóa khác.
– Động vật sống, động vật hoang dã, hàng dễ vỡ.
– Hàng quý giá như vàng, bạc, ngọc ngà…