Hiện nay để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng kéo theo nhiều hình thức vận chuyển hàng hóa ra đời. Vậy thực chất có bao nhiêu hình thức vận chuyển hàng hóa ở thời điểm hiện tại, cùng Hiệp Phước Express đi tìm hiểu nhé!
Các hình thức vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay
Các phương thức vận chuyển hiện nay phổ biến nhất ở Việt Nam đó là đường sắt, đường biển, đường bộ và đường hàng không. Đương nhiên mỗi hình thức vận chuyển sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau để phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Đường sắt (railway)
Hình thức vận chuyển hàng hóa này có đặc điểm là chi phí cố định cao (tàu, nhà ga, bến bãi) và chi phí biến đổi thấp kéo theo chi phí gửi hàng hóa cũng sẽ rất rẻ.
Vì thế nó sẽ thích hợp với các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều và đi đường dài. Cụ thể như than, gỗ, hoá chất hay các loại mặt hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm.
Trên thực tế tại Việt Nam hình thức vận chuyển này không phổ biến do nó tồn tại rất nhiều hạn chế ví dụ như kém linh hoạt, bởi vì đường sắt chỉ có thể cung cấp dịch vụ từ ga này tới ga kia (terminal-to-terminal), chứ không thể đến một địa điểm bất kì (point-to-point) theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra tàu hỏa thường đi, đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác các chuyến không cao, tốc độ chậm làm trì trệ việc vận chuyển.
Đường biển (waterway)
Hình thức vận chuyển bằng đường biển lại có đặc điểm là chi phí cố định trung bình (tàu thuỷ và thiết bị trên tàu) và chi phí biến đổi thấp (do khả năng vận chuyển khối lượng hàng lớn nên có lợi thế nhờ quy mô).
Với đặc điểm như vậy thì nó nghiễm nhiên trở thành loại hình vận chuyển có chi phí thấp nhất trong tất cả, cụ thể chỉ bằng 1/6 so với vận tải hàng không; 1/3 so với đường sắt;1/2 so với đường bộ. Do đó đường biển sẽ thích hợp hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp, hàng đổ rời, trên cả tuyến đường trung bình và dài.
Đương nhiên loại hình này cũng sẽ tồn tại những điểm yếu như tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, điều kiện bảo quản hàng hóa không tốt và không linh hoạt vì các tuyến đường vận chuyển có hạn (phụ thuộc vào mạng lưới sông ngòi và bến bãi).
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận sức mạnh thống trị của loại hình này đối với vận chuyển hàng hóa quốc tế, minh chứng rõ nhất là hiện có khoảng hơn 50% giá trị tính bằng tiền và 90% khối lượng hàng giao dịch trên toàn cầu là sử dụng đường biển.
Đường bộ (motorway)
Với hình thức đường bộ nó có chi phí cố định thấp (ô tô) và chi phí biến đổi trung bình (nhiên liệu, lao động, và bảo dưỡng phương tiện).
Với ưu điểm có một không hai là tính cơ động và tính tiện lợi cao nên dễ dàng, linh hoạt tới được mọi nơi, mọi chỗ mà khách hàng yêu cầu.
Dù như vậy nhưng có lẽ loại hình đường bộ sẽ chỉ thích cho vận chuyển hàng hóa nội địa, trong cự ly gần với những lô hàng vừa và nhỏ mà thôi.
Đường hàng không (airway)
Có lẽ ai đã từng vận chuyển hàng hóa đều không thể bỏ qua hình thức vận chuyển bằng đường hàng không. Hình thức này có chi phí cố định cao (máy bay, và hệ thống điều hành) và chi phí biến đổi cao (nhiên liệu, lao động, sửa chữa bảo hành) nên giá thành cũng sẽ cao nhất trong tất cả.
Nhưng bù lại tốc độ nhanh nhất, đảm bảo an toàn hàng hoá tốt nên sẽ vô cùng thích hợp với những mặt hàng mau hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn muốn tới tay người nhận trong thời gian nhanh nhất.
Chính điều này đã làm nên sự hấp dẫn của hình thức vận chuyển này trong giao thương nội địa và quốc tế.
Bạn nghĩ sao về những hình thức vận chuyển hàng hóa hiện nay. Để lại bình luận bên dưới cho chúng mình cùng biết nhé!