Các loại vận đơn đường biển

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa là khâu tạo ra giá chị gia tăng cho hàng hóa, không làm thay đổi bản chất, tính chất, thành phần cấu tạo chính của hàng hóa. Và, vận tải cũng góp phần làm đảm bảo hoặc tăng thêm chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình của nó. Trong hoạt động vận tải, thì vận chuyển góp một phần không nhỏ về tính quyết định thời gian, chất lượng, và giá thành. Trong hoạt động vận chuyển khâu nào cũng quan trọng, chứng từ nào cũng quan trọng nhưng có một chứng từ chúng ta không thể bỏ qua và có bất kỳ sơ suất nào, đó chính là Vận đơn (Bill of lading).

VẬN ĐƠN LÀ GÌ?

Vận tải đơn (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

Chức năng của vận đơn:

+ Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.

+ Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

+ Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

Tác dụng của vận đơn:

+ Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,

+ Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,

+ Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,

+ Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

Nội dung của vận đơn: thường chú ý đến những điểm sau đây

– Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu,

– Cảng xếp hàng,

– Cảng dỡ hàng,

– Tên và địa chỉ người gửi hàng,

– Tên và địa chỉ người nhận hàng, (rất quan trọng)

– Đại lý, bên thông báo chỉ định,

– Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích,

– Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán,

– Thời gian và địa điểm cấp vận đơn,

– Số bản gốc vận đơn,

– Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý),

Cơ sở pháp lý của vận đơn:

Đây là qui định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải. Nguồn luật này, ngoài luật quốc gia còn có cả các công ước quốc tế có liên quan như qui tắc La Haye và công ước Brussel 25/8/1924, Nghị định thư Visby 1968 hoặc công ước Hamburg 1978 về vận đơn đường biển,

Phân loại vận đơn

1/ Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn

+ Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading)

+ Vận đơn theo lệnh (to Order Bill of Lading)

Ví dụ: công ty SONY bán hàng cho công ty SAO MAI, công ty SONY là người gửi, công ty SAO MAI là người nhận.

*/ Trường hợp thứ nhất, vận đơn được lập theo lệnh người gửi

Ở mục: “Consignee” người ta có thể ghi “to the order of shipper” hoặc “to the order of SONY” hoặc nếu chỉ ghi “to the order” thì cũng phải hiểu đó là theo lệnh người gửi. Với vận đơn này, mặt sau phải có ký hậu chuyển nhượng của công ty SONY. Ký hậu như thế nào là đúng???

*/ Trường hợp thứ hai, vận đơn được lập theo lệnh người nhận

*/ Trường hợp thứ ba, vận đơn được lập theo lệnh người thứ ba (người thứ ba thường là ngân hàng)

+ Vận đơn xuất trình (to Bearer Bill of Lading)

2/ Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn

+ Vận đơn hoàn hảo (Clean Billof Lading)

+ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading)

3/ Căn cứ vào cách chuyên chở người ta chia ra:

+ Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading)

+ Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)

4/ Nếu so sánh thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu thì người ta chia ra:

+ Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L)

+ Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L)

Ngoài những vận đơn như đã nêu ở trên, 2 loại vận đơn sau đây cũng thường được nói đến đó là vận đơn đến chậm và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

+ Vận đơn đến chậm (Stale B/L)

+ Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L)

5/ Vận đơn sử dụng trong vận tải đa phương thức

6/ Vận đơn của người giao nhận (House Bill of Lading – HBL) …