BILL (Bill of lading ) là gì?
Trong ngành nghề Xuất Nhập Khẩu hầu như ai cũng phải biết và thường xuyên nhắc đến từ Bill vì nó là một chứng từ rất quan trọng thể hiện linh hồn của lô hàng.
Có rất nhiều loại Bill of lading.
+ Bill gốc ( original Bill) : là Bill cho hãng tàu hoặc forwader phát hành. Trên Bill Phải là bản có chữ ký bằng tay (manually signed), đây cũng là điều quan trong nhất để phân biết đó là vận đơn gốc hay không, mọi vận đơn có đóng đấu hay có chữ Original mà không có chữ ký bằng tay lên trên vận đơn đều không được coi là vận đơn gốc.
– Các bản sao, chụp (photocopy), in, đánh máy mà được ký bằng tay thì cũng được coi là vận đơn gốc
– Vận đơn được in hoặc in sẵn hoặc đóng dấu chữ “Original” lên mặt trước của vận đơn.
– Mặt sau vận đơn báo giờ cũng có in các điều kiện và các điều khoản của vận đơn.
– Thông thường thì người ta phát hành 1 bộ vận đơn bao gồm 03 bản Original (có thể là 02 hoặc nhiều hơn 03 bản) giống nhau cả về hình thức lẫn nội dung nhưng cũng có nhiều hãng tàu, forwarder muốn phân biệt một cách rõ ràng hơn học có thể in vào vận đơn các chữ như ” First Original”, “Second Original” và ” Third Original”, trong khi đó một số hãng khác thì lại điền là ” Original “, ” Duplicate ” và sau đó là “Triplicate” tương tự với tiếng Việt là ” Vận đơn bản gốc 1″. “Vận đơn bảng gốc 2” và cuối cùng là “Vận đơn bảng gốc 3” và tất cả đều có giá trị pháp lý như nhau.
Ưu điểm: nói tới Bill gốc thì ai cũng sẽ thấy được sự chắc chắn và đảm bảo của loại Bill này.
Khi người nhập khẩu lựa chọn bill gốc thì họ muốn sẽ đảm bảo chắc chắn, nhận được Bill gốc thì mới chuyển tiền thanh toán còn lại cho người xuất khẩu.Vì vậy, với loại bill này cho thấy sự chắc chắn trong việc mua hàng, đặc biệt đối với đối tác mới ở nước ngoài.
Nhược điểm: Người ta thường nói “ chậm mà chắc” nhưng trong trường hợp này thì lại ngược lại“ chắc nhưng lại có thể chậm” .Khi sử dụng bill gốc thì người xuất khẩu cần gửi chứng từ Bill gốc về cho nhà nhập khẩu. Trong một vài trường hợp thì tàu cập cảng nhưng nhà nhập khẩu lại chưa nhận được bill gốc, gây mất thời gian chờ đợi, ảnh hưởng tới thời gian lấy hàng.
+ BILL COPY?
Nhăc tới Bill gốc thì sẽ có thêm một loại Bill copy nhưng đơn giản bill copy là các bản in, bản đánh máy, bản photo,… mà không được ký bằng tay thì đều được coi là bản copy. Thông thường sẽ được dấu chữ “ copy”, trên một số vận đơn được in thêm dòng chữ ” Non- negotiable”.
PHÂN BIỆT BILL GỐC VÀ BILL COPY?
Dựa vào những thông tin trên thì chắc bạn cũng hình dung ra được thê nào là bill gốc và thế nào là Bill copy rồi chứ?
Tuy nhiên cần lưu ý rằng những Bill được đóng dấu chữ original nhưng nếu không có chữ kí bằng tay thì cũng không phải là Bill gốc. Nhưng Một bản photocopy, bản sao, bảnh in, bản đánh máy có thể trở thành bản gốc bất cứ lúc nào nếu nó được người có thẩm quyền ký bằng tay lên đó, còn dấu “Original” thì ai đóng lên đó chẳng được. Nên bạn cũng cần lưu ý để tránh những trường hợp sai sót nhé.
BILL SURRENDER?
Cũng giống như chức năng của một vận đơn bình thường khác, tuy nhiên trong nhiều trường hợp để thuận tiện cho việc lấy hàng ở đầu nhập khẩu, thì người xuất khẩu lựa chọn hình thức điện giao hàng ( Telex release).
Ưu điểm: Chỉ cần người xuất khẩu phát điện giao hàng thì bên nhập khẩu có thể giải phóng hàng ra được, người xuất khẩu không cần phải gửi bill gốc vê cho người nhập khẩu nữa.
Với hình thức này thì rất nhanh gọn, thuận tiện.
Tuy nhiên lại có những nhược điểm:
Sử dụng bill surender thì người xuất khẩu cần phải mất thêm chi phí telex release thường thì từ $25-$30/ Bill
Đối với người nhập khẩu thì khi sử dụng loại bill này thường là phải áp dụng đối với những đối tác đã quen thuộc vì có thể gây rủi ro khi đã thanh toán tiền hàng nhưng vấn không nhận được điện giao hàng.
SEAWAY BILL?
Seaway Bill thì cũng tương tự như là các loại bill khác, tuy nhiên nó là phương thức giải phóng hàng chỉ cần làm việc qua nội bộ website của hàng tàu hoặc forwarder.
Ưu điểm: Sử dụng loại Bill này thì thuận tiện để lấy hàng nhanh, gọn.
Sự tiện lợi khi sử dụng seaway bill trong vận tải cũng giảm được chi phí cho các bên: phí surrenderred B/L, telex release, chi phí gửi chứng từ (B/L gốc) cho người mua hàng,…
Tuy nhiên Nhược điểm: khi lô hàng sử dụng seaway bill sẽ có những bất lợi trong việc kinh doanh như sau:
- Vì sự thuận tiện của seaway bill nên nhà xuất khẩu thường sợ bị rủi ro về hàng hóa, hàng sử dụng loại bill này thì chỉ cần hàng về tới cảng đích là người nhập khẩu nhận được hàng, không cần sự quyết định của shiper. Nên khi sử dụng loại này thì thường đối với những đối tác làm ăn lâu dài hoặc trường hợp công ty mẹ, con.
– Không thể chuyển nhượng lô hàng theo hình thức ký hậu chuyển nhượng (B/L endosement)
– Bank thường không chấp nhận seaway bill đối với các lô hàng mua bán theo phương thức mở thư tín dụng (L/C).