Phương thức thanh toán ttr
– TT là phương thức chuyển tiền bằng điện, nó vừa là một phương thức thanh toán độc lập vừa có thể kết hợp với các phương thức thanh toán khác để thanh toán hợp đồng mua bán quốc tế.
– Khi phương thức TT kết hợp với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hay còn gọi là L/C) sẽ xuất hiện 2 hình thức là TT và TTR
+ TT được dùng trong L/C khi:
- Ngân hàng mở L/C thanh toán cho người XK thông qua ngân hàng thông báo từ điện đòi tiền và bộ chứng từ đúng. (nhà xuất khẩu không chọn chiết khấu bộ chứng từ)
- Ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu sau khi nhận được bộ chứng từ đúng và điện đòi tiền từ ngân hàng chiết khấu. (nhà xuất khẩu chọn chiết khấu truy đòi bộ chứng từ)
+ TT trở thành TTR và được dùng trong L/C khi: Ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu sau khi nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng chiết khấu, không cần thiết chứng từ tới hay chưa (nhà xuất khẩu chọn chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ)
** Vậy 2 phương thức này có giống nhau không? Như mình phân tích ở trên có thể nói 2 phương thức này về hình thức đều dùng điện để trả tiền. Nhưng về bản chất thì không giống nhau.
** Vậy trên nếu hợp đồng thể hiện phương thức thanh toán là TT nhưng trên tờ khai nhập TTR có được không? Câu trả lời là được
Căn cứ mục 1.43, phần 2 Phụ lục II – Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính: